Ong bắp cày – “ sát thủ” của thiên nhiên
Với kích cỡ to lớn vượt trội hơn hẳn các giống ong thông thường, ong bắp cày luôn khiến tất cả mọi người chú ý bởi thân hình cũng như sự ảnh hưởng của chúng tới mùa màng và chính sức khỏe con người. Hãy cùng đi tìm hiểu chi tiết hơn về loài ong thú vị vừa có lợi lại cũng có hại không kém này nhé
Đặc điểm của ong bắp cày
Ong bắp cày có nhiều tên gọi khác như là tò vò, ong bò, ong nghệ vv…xuất hiện nhiều nhất ở các nước Châu Á và Châu Âu, Bắc Á. . Kích thước trung bình của loài ong này khoảng từ 2,5 đến 3,5 cm, thậm chí có con lên tới 5,5cm. Không chỉ có kích thước khác biệt, hình dạng của chúng cũng độc đáo không kém với phần bụng và ngực được kết nối với nhau biệt bằng một “ vòng eo” siêu nhỏ. Phần bụng của chúng thuôn nhọn về cuối tại nên một thân hình riêng biệt dễ nhận dạng. Loài ong này thường có màu vàng đậm rực rỡ xen kẽ với màu nâu hoặc có cả loại ong bắp cày xanh kim loại, có loài còn có màu đỏ tươi, ong bắp cày đen khá đa dạng.
Vào mùa đông thường rất ít ong bắp cày xuất hiện, chúng thường thực hiện cơ chế “ngủ đông”. Khi mùa xuân đến thời tiết ấm áp hơn là mùa sinh sản của ong. Các ong thợ sẽ có nhiệm vụ xây tổ theo lượng sinh sản của ong chúa, thậm chí có thời điểm tổ ong bắp cày có đến hơn 5000 cá thể và dài đến hơn 7m.
Ong bắp cày thường đi săn riêng lẻ, tuy vậy chỉ có ong cái mới có ngòi độc để hạ gục đối thủ. Khi gặp nguy hiểm chúng mới tiết ra các hoocmon để kêu cứu những con ong gần đấy đến tấn công nạn nhân.
Ong bắp cày có ảnh hưởng tới mùa màng không
Một số người cho rằng Ong bắp cày là một loại thiên địch gây ảnh hưởng tới mùa màng. Trên thực tế thì ong bắp cày thường xuyên tiêu diệt các loại côn trùng bất kỳ trên đường mà chúng nhìn thấy, thậm chí là các loài côn trùng phá hoại cây trồng nên không thể coi chúng là một loại thiên địch. Đặc biệt là các loài nhện độc, rắn rết vv… Hầu hết các loại côn trùng kể cả động vật đều khiếp sợ loài ong này. Các con côn trùng nhỏ sẽ được đem về loài thức ăn cho ong chúa hoặc ong bắp cày ký sinh.
Tuy nhiên, lý do mà khiến người ta thường xua đuổi ong bắp cày chính là sức ‘ công phá” của chúng cực mạnh. Chúng có thể giết chơi hoặc xơi tái kể cả những con ong nhỏ khác loài. Khi ong thợ gặp nguy hiểm, chúng sẽ tiết ra pheromone để thông báo và kêu gọi những con ong gần đấy đến giải cứu. Chúng có thể hạ gục mọi con vật, nhất là tại các khu vực có số lượng chúng sinh sống quá nhiều thì có thể dẫn tới tình trạng mất cân bằng đa dạng sinh học ở đó. Vì thế mà người ta thường cố gắng hạn chế sự tập trung quá nhiều ong bắp cày trong một khu vực, địa phương.
Thậm chí trước đây tại Pháp, khi số lượng bắp cày khổng lồ Châu Á xuất hiện quá nhiều khiến các nhà chức trách đã phải sử dụng rất nhiều các biện pháp để tiêu diệt chúng kể cả các loại thuốc hóa học. Sự xuất hiện dày đặc của loài ong này không chỉ gây ảnh hưởng tới hệ sinh thái khu vực này mà còn gây ra nhiều bất tiện và cả tính mạng cho con người.
Ong bắp cày có gây nguy hiểm đến tính mạng người không
Đã có rất nhiều trường hợp người tử nạn vì nọc độc của loài ong bắp cày, đặc biệt là các loài ong bắp cày khổng lồ Châu Á. Nọc độc của loài ong bắp cày khổng lồ có thể dài tới gần 7mm, có chứa các Acetylcholine liều cao và một loại nước bọt cực độc có thể phân hủy thịt người. Trung bình, một con ong bắp cày khổng lồ có thể tiêu diệt đến 40 ong mật thường chỉ trong vòng chưa đầy 1 phút. Thật sự là rất nguy hiểm.
Ong bắp cày khổng lồ Nhật Bản được coi là một sát thủ cực nhanh nhẹn và tàn nhẫn có tiếng trong loài này. Chúng có đầu lớn, hai mắt to, thân hình màu vàng nâu xen kẽ, kích thước có thể hơn 8cm. Ong vò vẽ và ong bắp cày khổng lồ Nhật Bản thường bị nhầm lẫn vì có ngoại hình khá giống nhau, tuy nhiên cả hai đều là những loại côn trùng cực độc và nguy hiểm cho chính con người. Khi bị ong bắp cày đốt , bạn có thể bị sốc hoặc tê liệt chức năng thận, ảnh hưởng tới cả hệ thần kinh và khiến cơ thể đau đớn. Với những người có cơ thể yếu hoặc bị nhiều con đốt cùng lúc có thể dẫn đến tử vong.
Thế nhưng một điều thú vị là gần đây một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng nọc cực độc của một số loài ong bắp cày sinh sống tại Brazil lại có tác dụng chữa bệnh, chống lại siêu vi khuẩn nhưng không gây hại cho tế bào cơ thể người. Phát hiện quan trọng này khiến người ta dần có những suy nghĩ tích cực hơn về hình ảnh ong bắp cày vốn không mấy thân thiện lại còn nguy hiểm. Tuy nhiên để sử dụng loại nọc độc này vẫn cần sự tham gia nghiên cứu thêm của các nhà khoa học để điều chỉnh lại lượng độc của ong bắp cày mới không nguy hiểm cho cơ thể người.
=> Nghe những ca khúc nhạc vàng muôn thuở tại đây
Cách xử lý khi bị ong bắp cày đốt
Ong bắp cày Việt Nam tuy chưa xuất hiện nhiều tuy nhiên bạn cũng cần bỏ túi cho mình những cách xử lý khi bị ong bắp cày để phòng bị. Không giống các loại ong thông thường, ong bắp cày sau khi đốt không để lại ngòi cũng không hề chết, bởi vậy việc đầu bạn cần làm là tránh xa khu vực có ong bắp cày vì ong có thể đốt tiếp. Khi bị ong bắp cày đốt, vết đốt sẽ sung khá to, nên bạn cần bởi bỏ trang sức hoặc quần áo nếu bị trí đốt ở tay, chân. Nếu vết đốt ở trên chân, bạn nên nằm xuống nghỉ ngơi, tránh đi lại nhiều, vết đốt ở cánh tay thì nâng cánh tay lên vị trí cao hơn bạn sẽ cảm thấy bớt đau đớn. Dùng ngay một bọc đá đặt lên vị trí bị đốt, sung để làm tê liệt cơn đau nhanh chóng. Lấy một miếng bông tẩm giấm ( không có dấm có thể thay tạm bằng chanh) để kìm hãm sự lan ra của chất kiềm có trong nọc độc của ong bắp cày. Thoa dấm liên tục trong vài giờ để đảm bảo cho giấm được tiếp xúc với vết đốt triệt để.
Tiếp theo, bạn cần uống ngay các loại kháng sinh để cơ thể đảm bảo không bị nhiễm độc, giảm đau đớn giảm ngứa và bỏng rát do nọc độc của ong gây ra. Có thể dùng xà phòng để vệ sinh các vết muỗi đốt và đảm bảo cho nó được sạch sẽ, không nhiễm trùng. Cơn đau nhức có thể kéo dài vài ngày và bạn nên dùng băng gạc để che vết đốt lại để đảm bảo nhé.
Nếu bạn có các triệu chứng như khó thở, tức ngực, buồn nôn, không nói được đặc biệt là ngất xỉu, mất nhận thức thì sau khi xử lý sơ vết ong bắp cày đốt như trên cần đến ngay các cơ sở y tế để kịp thời chữa trị. Với nọc của các loài ong bắp cày khổng lồ cực độc hoặc khi bị nhiều con ong tấn công liên tiếp, bạn có thể bị mất mạng sau 15 phút. Vì vận cần hết sức cẩn thận và chú ý khi thấy xuất hiện những loài ong này.
Ong bắp cày vừa là một loài động vật có ích cho mùa màng nhưng cũng vô cùng độc hại và nguy hiểm vì vậy mà bạn cần thận trọng nếu thấy những dấu hiệu của loài ong này xung quanh. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin thú vị về ong bắp cày.
=> Archimedes thân yêu – khi những kẻ cô đơn tìm thấy nhau