Trở về tuổi thơ với 10 trò chơi dân gian vui khỏe có ích

Nếu bạn từng có một tuổi thơ dữ dội chắc chắn không thể quên được các trò chơi dân gian cùng với đám bạn “đồ hàng” thời trẻ trâu của mình. Hãy cùng tấm vé trở về tuổi thơ của Nhac.vn ôn lại kỷ niệm qua 10 trò chơi dân gian hay nhất dưới đây nhé!

 

1.Trò chơi bánh xe quay

Một trò chơi vận động không thể quên khi còn đang học mẫu giáo chính là trò chơi bánh xe quay. Cứ mỗi giờ ra chơi, cô giáo tại tập trung lớp lại và chia thành từng nhóm nhỏ từ 6 đến 8 bạn và phổ biến luật chơi như sau:

Khi có hiệu lệnh quay, tất cả các bạn nắm tay nhau chạy theo vòng tròn

Khi có hiệu lệnh dừng, tất cả các nhóm phải dừng ngay

Nhóm nào làm sai thì sẽ bị phạt tuỳ theo sự thoả thuận.

Trò chơi bánh xe quay là một trò chơi vận động được rất nhiều bạn nhỏ yêu thích. Cách chơi trò này cũng rất đơn giản:

Chia số người chơi thành 2 hoặc 3 nhóm, các nhóm có số lượng khác nhau, mỗi nhóm ít hơn 1-2 người

Các nhóm xếp thành 2 hoặc 3 vòng tròn đồng tâm, đứng quay mặt vào nhau, nhóm nào nhiều người hơn ở vòng ngoài, các trẻ nắm tay nhau.

Khi người quản trò phát hiệu lệnh “quay” thì người chơi cầm tay nhau chạy vòng tròn. Hai vòng tròn chạy theo 2 hướng ngược nhau. Lúc đầu cho vòng tròn quay chậm theo nhịp của tiếng trống đập hoặc xắc xô, dần dần thì quay nhanh hơn. Khi vòng tròn đang quay, người quản trò ra lệnh cho bánh xe dừng lại thì tất cả người chơi phải đứng im tại chỗ và đồng thanh “kít”. 

Nếu vòng xe nào không dừng lại được đúng theo hiệu lệnh của người quản trò thì sẽ phải chịu hình phạt mà tất cả đã thỏa thuận từ trước

 

2. Trò chơi vận động – Thả đỉa ba ba

Nếu bạn đang tìm kiếm một trò chơi vận động đòi hỏi người chơi phải thật nhanh nhẹn và thông minh thì Thả đỉa ba ba chính là gợi ý dành cho bạn

Cách chơi trò này rất đơn giản như sau:

Người chơi chia thành từng nhóm, sau đó những thành viên tham gia sẽ đứng thành vòng tròn giữa sân.

Quản trò sẽ chọn một bạn làm “đỉa”. Sau khi chọn xong, cả nhóm sẽ cùng đọc bài đồng dao “Thả đỉa ba ba” mà chắc chắn ai cũng thuộc lòng như bảng cửu chương

Thả đỉa ba ba

Chớ bắt đàn bà

Phải tội đàn ông

Cơm trắng như bông

Gạo mềm như nước

Đổ mắm. đổ muối

Đổ chuối hạt tiêu

Đổ niêu nước chè

Đổ phải nhà nào

Nhà ấy phải chịu

Người được chọn làm đỉa sẽ đi xung quanh vòng tròn và cứ mỗi câu thơ, người làm đỉa lại lấy tay chỉ vào một bạn. Bắt đầu tiếng thứ nhất chỉ vào mình và tiếng thứ hai người kế tiếp, rồi lần lượt đến người thứ 2, thứ 3… Nếu chữ đỉa cuối cùng rơi vào ai thì người đó phải sẽ đứng lại “sông” làm đỉa, những người còn lại chạy nhanh lên “hai bờ sông”, nếu người nào chậm chân bị “đỉa” bám ở dưới “sông” thì phải xuống “sông” làm đỉa, còn người làm “đỉa” lại được lên bờ. 

 

3. Trò chơi vận động tập thể – Rồng rắn lên mây

Trong số 100 trò chơi dân gian hay nhất từ trước đến nay thì Rồng rắn lên mây là trò chơi không thể bỏ qua dành cho các em nhỏ khi chơi tập thể. Cách chơi trò này cũng rất đơn giản, bạn nào không biết chơi hoặc chưa chơi bao giờ chỉ cần đứng ngoài nhìn các bạn chơi 1 đến 2 lần là nắm được ngay.

Quản trò sẽ cử 1 bạn  đóng vai “ông chủ” và ngồi một chỗ.

Những người chơi còn lại nối đuôi nhau thành hàng dài, người sau ôm eo người trước, đi vòng vèo trong sân và vừa đi vừa đọc bài thơ:

Rồng rắn lên mây

Có cái cây lúc lắc

Có cái nhà điểm binh

Có ông chủ ở nhà không?”

Khi câu thơ cuối kết thúc, cả hàng phải dừng lại trước mặt ông chủ và hỏi  “Có ông chủ ở nhà không?”. Nếu ông chủ trả lời “không” thì trẻ sẽ đi tiếp, cũng vừa đi vừa đọc những câu như trên. Nếu “ông chủ” trả lời “có” cả nhóm trả lời những câu hỏi xin của ông chủ như sau:

Ông chủ: Cho xin khúc đầu?

Cả nhóm: Những x ương cùng xẩu

Ông chủ: Cho xin khúc giữa?

Cả nhóm: Chả có gì ngon

Ông chủ: Cho xin khúc đuôi?

Cả nhóm: Tha hồ mà đuổi.

Khi nghe thấy câu “Tha hồ mà đuổi”, ông chủ sẽ chạy đuổi bắt cho được “khúc đuôi” (người cuối cùng) còn cả nhóm sẽ chạy tránh, người đứng đầu nhóm sẽ dang hai tay che chở cho cả nhóm để người cuối cùng không bị bắt. Nếu ông chủ bắt được “khúc đuôi” thỉ trẻ đổi vai và chơi lại từ đầu.

 

4. Cá sấu lên bờ

Cá sâu lên bờ là một trò chơi phát triển vận động dành cho các em nhỏ rất tốt. Cách chơi trò dân gian này cũng rất đơn giản:

Để cá sấu và người có ngăn cách, bạn cần vạch 2 đường vạch cách nhau từ 3m trở lên làm bờ. Người được chọn làm cá sấu sẽ đi lại ở giữa 2 vạch đó. Những người chơi khác sẽ nhảy ra khỏi vạch để nhử cá hoặc cho 1 chân ngoài vạch, 1 chân trong vạch. Người nào dưới nước hoặc chân dưới nước mà bị cá sấu bắt được hoặc chạm vào thì sẽ phải xuống nước thay vai cho cá sấu.

Trường hợp tất cả mọi người chơi cùng xuống nước và vỗ tay hát “cá sấu, cá sấu lên bờ” thì lập tức con cá sấu phải nhảy lên bờ. Người nào nhảy lên không kịp bị cá sấu bắt được phải thay làm các sấu. Nếu cá sấu bắt được một lúc hai người, thì 2 người đó sẽ xác định ai sẽ làm cá sấu qua trò chơi oẳn tù tì.

 

5. Cáo và thỏ

Cáo và thỏ là một trong những cái tên các trò chơi dân gian được rất nhiều người yêu thích vì nó đòi hỏi người chơi phải khéo léo và phản xạ nhanh.

Luật chơi: Mỗi người chơi sẽ là 1 chú thỏ, 1 người chơi khác sẽ đóng vai 1 cái hang. Thỏ phải nấp vào đúng hang của mình. Chú thỏ nào chậm chân sẽ bị cáo bắt hoặc chạy về nhầm hang của mình sẽ bị ra ngoài một lần chơi.

Cách chơi:

Quản trò chọn ra 1 bạn làm cáo ngồi ở xa, số người chơi còn lại làm thỏ và chuồng. Cứ 1 con thỏ sẽ có một cái chuồng. Người làm chuồng chọn chỗ đứng của mình và vòng tay ra phía trước đón bạn khi bị cáo đuổi. Trước khi chơi, quản trò yêu cầu các chú thỏ phải nhớ đúng chuồng của mình. Bắt đầu trò chơi, các chú thỏ nhảy đi kiếm ăn, vừa nhảy vừa giơ bàn tay lên đầu vẫy vẫy (giống tai thỏ) vừa đọc bài thơ:

Trên bãi cỏ

Chú thỏ con

Tìm rau ăn

Rất vui vẻ

Thỏ nhớ nhé

Có cáo gian

Đang rình đấy

Thỏ nhớ nhé

Chạy cho nhanh

Kẻo cáo gian

Tha đi mất.

Sau khi đọc hết bài thì cáo xuất hiện, cáo “gừm, gừm” đuổi bắt thỏ. Khi nghe tiếng cáo, các chú thỏ chạy nhanh về chuồng của mình. Những chú thỏ bị cáo bắt đều phải ra ngoài một lần chơi. Sau đó, đổi vai chơi cho nhau.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *